Ý kiến về câu chuyện học tại nhà Homeschooling có phù hợp và hiệu quả ở Việt Nam

1. Khi nhìn thấy một ai đó thành công, thường mọi người chỉ nhìn vào kết quả họ đạt được, rồi ngưỡng mộ rồi thèm muốn, rồi cũng mình thử làm xem sao.... mà quên đi hành trình họ đã làm thế nào để đạt được nó, đặt nó trong bối cảnh môi trường xã hội, và trên cả chính bản thân mình. Câu chuyện homeschooling có bóng dáng của câu nhận xét trên thì phải.

Cá nhân mình thì phải nhờ vụ Homeschooling ồn ào gần đây mới bắt đầu tìm hiểu thế nào là học tại gia, mô hình đã phát triển ở các nước phát triển, nhưng chưa được thừa nhận và chưa có chuẩn hóa của BỘ GDVN.
Chia sẻ quan điểm này của mình chỉ dành cho những ai muốn homeschooling cho con mà còn nhiều phân vân.

2. Trong rất nhiều ý kiến của mọi người, mình cảm nhận được "phần lớn" là cái nhìn cực đoan về thực trạng giáo dục VN, để từ đó suy nghĩ đến việc Homeschooling cho con, mà nhận xét như chị Hải Âu thì đó là một cuộc "trốn chạy" thay vì đối diện với nó. Mình nghĩ người Việt mình khá giỏi khoản đối phó với các tình huống thay vì nghĩ ra phải pháp để dối diện với chúng và cải thiện chúng. Câu chuyện này cũng chỉ là sự đối phó thay vì dạy con đối diện với thực tế để cải thiện và vượt qua. Và chúng ta luôn có xu hướng chỉ nhìn vào 10% xấu xa của bức tranh thay vì nhìn vào 90% tốt đẹp, và dạy con cái cách khắc phục 10% kia.

3. Với mình, giải pháp tốt nhất cho giáo dục công Việt Nam hiện tại chính là vai trò của giáo dục gia đình. Trong mọi cuộc tranh luận về giáo dục mọi người chỉ tìm cách đổ lỗi cho nền giáo dục, cho nhà trường, cho thầy cô, mà ít khi nhìn lại xem mình đã xây dựng một nền tảng giáo dục gia đình thật sự tốt cho con hay chưa.

Với tâm lí "trăm sự nhờ thầy cô", mọi người khi tìm trường cho con, tìm thầy cho con đều có tâm lí chung là bố mẹ cháu chẳng có thời gian để dạy cháu đâu nên thôi trăm sự nhờ thầy cô. Vì thế chúng ta phải cố tìm trường tốt, trường xịn cho con.

Nhưng, chúng ta dành được bao nhiêu thời gian cho con mỗi ngày.
Mình nghĩ rằng những ba mẹ không đủ kiên nhẫn dành cho con 3-4 tiếng mỗi ngày thì chắc chắn không thể đủ bền bỉ để homeschooling được cả hành trình dài khi hầu như phải ở bên con suốt ngày.
Đặt trong bối cảnh xã hội VN, khi còn rất ít gia đình có điều kiện kinh tế khá giả chỉ cần 1 người đi làm có thể nuôi cả gia đình. Chưa kể bộ giáo dục còn chưa có quy định nào công nhận homeschooling. Nếu hô hào, ủng hộ homeschooling mà không xem xét tính khả thi trong bối cảnh ấy, mình nghĩ nó chẳng khác gì việc bạn dọa con không dọn đồ chơi mẹ sẽ vứt hết (nhưng rồi có ai dám vứt vì xót tiền đâu). Mình thì chỉ muốn nói về những gì có tính khả thi mà bản thân có thể thực hiện, có thể tìm ra giải pháp.

4. Cá nhân mình không chọn homeschooling cho con. Vì với mình giáo dục gia đình là khoảng thời gian ngoài trường học mình dành cho con sẽ vẫn quyết định 70%-80% nhân cách và tố chất cho con để đạt được thành công sau này.
Trường học vẫn là nơi cần thiết để dạy con những điều ngoài kiến thức, là môi trường xã hội thu nhỏ mà ở đó con có thể học được rất nhiều kỹ năng tương tác xã hội khác.

Và đơn giản con cái có cuộc đời của con. Con mới là người phải học chứ không phải mình. Mình còn rất nhiều việc muốn làm thay vì ở bên con 24/24. Nhưng mình sẽ cố gắng kết hợp tốt nhất giữa gia đình và nhà trường để có thể nuôi dạy con.

Trong suy nghĩ của mình thì homeschooling vẫn nên được thừa nhận để dành cho những gia đình có con cái cần được nuôi dạy theo phương pháp đặc biệt mà trường học không thể đáp ứng được. Nhưng nó không phải là cách để chúng ta trốn chạy, đối phó với thực trạng giáo dục Việt Nam.

Homeschooling hay không homeschooling thì hành trình nuôi đứa con cũng là hành trình vất vả, gian khổ, bền bỉ. Mỗi người có lựa chọn riêng cho mình, nhưng như mình nói từ đầu, nó cần được đặt lên bàn cân để cân nhắc đến rất nhiều yếu tố, không chỉ có mỗi bạn và con bạn, còn gia đình, môi trường xã hội VN mà con đang sống.
Ý kiến của các bậc phụ huynh, các thành viên trên cộng đồng mà nhóm gia sư lớp 1 tại nhà ở Hà Nội xin chia sẻ vào bài viết để bạn đọc tham khảo và có nhiều góc nhìn.


Bài của viết hay quá. Nhất là đoạn "Và đơn giản con cái có cuộc đời của con. Con mới là người phải học chứ không phải mình. Mình còn rất nhiều việc muốn làm thay vì ở bên con 24/24. Nhưng mình sẽ cố gắng kết hợp tốt nhất giữa gia đình và nhà trường để có thể nuôi dạy con". Cá nhân mình thì khá là hốt hoảng khi nghĩ đến homeschooling :D. Không đủ tự tin để có thể truyền dạy cho con mọi thứ con cần, nên bắt buộc phải đẩy ra ngoài cuộc đời, cuộc sống sẽ dạy con nữa.
Nói chung tớ thấy mọi người suy nghĩ quá nhiều về homeschooling, mà đa phần chọn nó xuất phát từ suy nghĩ cực đoạn về hiện trạng giáo dục VN. Chơi với con là 1 pp tốt nhất của giáo dục gia đình rồi.
Cám ơn bài viết của bạn. Mình cũng nghĩ rằng thay vì quay lưng chạy trốn nên có giải pháp và nhìn nhận vấn đề đúng đắn hơn. Trường học không chỉ là nơi nhận kiến thức mà
còn là nơi phát triển tính cách, cách hoà nhập vào cộng đồng cho trẻ nhỏ. Nếu học tại nhà trẻ có thể đối mặt với những áp lực hoà nhập khi lớn lên, nếu cha mẹ không chuẩn bị tâm lý và thời gian để dành cho con cái được như vậy. Cá nhân mình cho rằng với áp lực công việc hiện nay, rất ít gia đình có thể nghĩ đến hình thức homeschool vào lúc này.
Chị ơi em có rất nhiều mối lo ngại về áp lực học tập từ môi trường tiểu học đến hết trung học tại Nhật. Cộng thêm vấn nạn ijime các bé ngoại quốc ở đây nữa. Chị có thể chia sẻ những gì chị biết về môi trường giáo dục tại Nhật từ bậc tiểu học đặc biệt là dạy tiếng nhật tại nhà không ạ? liệu mô hình homeschooling và unschool có phù hợp với một đất nước như Nhật không chị.
H trước có nghe Thu chia sẻ chỗ Nest AIA, thấy rất thật và gần nên mình cũng chia sẻ ý kiến! Mình là 1 bác sỹ nhi, mình tán đồng homeschooling với những ai phù hợp với nó!
Chị luôn nghĩ giáo dục gia đình luôn có vai trò quan trọng nhất và luôn cần thiết ở bất cứ nước nào chứ không riêng ở Vn.
Ở Vn thì không riêng về giáo dục con cái mà ở mọi lĩnh vực rất cần bản lĩnh, lý trí sáng suốt để bảo vệ, gìn giữ, nuôi dưỡng những giá trị cần có vì Vn rất dễ bị hư, thỏa hiệp ở mọi ngã đường.
Vì hiện nay có nhiều bệnh ở trẻ em, các bạn ấy không thể đến trường như bình thường, nhưng cực kỳ thông minh và đặc biệt, như tự kỷ thể IQ cao, những bạn bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh, cần chăm sóc đặc biệt, ung thư đang ở giai đoạn hồi phục có thể chữa khỏi! Nhưngx mô hình trường học bthg o thể cho các bạn 1 mt đặc biệt theo bệnh tật như vậy, do vậy bố mẹ và gdinh nghiên cứu các chtr để các bạn vẫn theo các chtr 1 cách chủ động, tuy bị thiệt thòi rất nhiều về quan hệ bạn bè trường lớp! Do vậy, mình nghĩ với các con bthg thì nên theo những mô hình bthg, còn không thể bthg mới homeschooling hoàn toàn! Còn như Thu nói về tình trạng ở VN hiện nay rất đúng, mn rất bị động về tình trạng sức khỏe và học hành của con cái!

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Scroll to top