Câu hỏi từ phụ huynh có con học lớp 1: "Làm sao để con học giỏi"

Đội ngũ gia sư lớp 1 thuộc trung tâm gia sư Tiểu Học Hà Nội nhận được rất nhiều câu hỏi của phụ huynh có con đang chuẩn bị vào lớp 1: "làm thế nào để con học giỏi? chuẩn bị những gì để con chuẩn bị vào lớp 1 tốt nhất?"

Nguyên tắc cơ bản giúp con tiến bộ là không làm hộ bài tập cho con. Nhiệm vụ của cha mẹ là giảng cho con hiểu và để bé tự hoàn thành bài học trong khả năng của bé. Cách tự nhiên điều trị chấy rận ở trẻ Hướng dẫn tư thế ngồi và cách cầm bút đúng cho trẻ Làm sao để giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon giấc Nội dung chi tiết Độ khó: Trung bình 1 Tìm ra cách học tốt nhất cho con Nếu muốn tìm ra phong cách học phù hợp, cha mẹ hãy quan sát bé. Thử xem bé học tốt hơn khi được ở một mình trong phòng hay ngồi cùng anh (chị) của bé. Từ đó, bạn sẽ quyết định để bé ngồi học một mình hay ngồi chung với anh (chị). Ngoài ra, bạn cũng nên tạo phong cách khoa học với việc kiểm tra tư duy biểu đồ của con. Vẽ một bức tranh hay một biểu bảng là cách dạy con học được nhiều chuyên gia khuyến khích. Chẳng hạn, sau khi bạn đọc cho con nghe một quyển sách khoa học, bé không dễ dàng phân biệt xương sống với xương xườn. Tuy nhiên, nếu vẽ sơ lược một bức tranh rồi gắn tên xương sống – xương sườn lên đó thì bé dễ nhớ hơn rất nhiều. Nhưng quá nhiều chi tiết trên một bức tranh sẽ khiến bé bị rối. Vì thế, với mỗi bức tranh hay biểu đồ tự tạo, bạn cần chọn thông tin chính, trọng tâm. Khi bé đã quen, bạn hãy vẽ sơ đồ khung rồi hướng dẫn bé lắp chi tiết. Tự vẽ bức tranh một quả táo bị cắt làm 4-6 hay 8 phần sẽ khiến bé nhớ rất lâu. 2 Giúp bé học theo trật tự Ngay từ khi bé bước vào bậc tiểu học, bạn hãy tạo cho con thời gian biểu làm bài tập ở nhà. Đặt một quyển lịch ở bàn học của bé và để bé tự đánh dấu những nhiệm vụ quan trọng cần hoàn thành. Nếu bé chưa viết thành thạo, bạn có thể làm giúp việc này cho con. Nhưng ngay sau khi bé đọc thông, viết thạo, bạn cần để bé tự làm. Đánh dấu công việc học tập giúp bé có ý thức học tập hơn và có kế hoạch cho những thời điểm quan trọng như thi học kỳ, bài kiểm tra… Bạn cũng có thể dùng quyển sổ đánh dấu bài tập cho bé thay vì cuốn lịch. 3 Khuyến khích bé học tốt Để việc học của bé có kết quả tốt, cha mẹ cần tạo thói quen học cho bé; chẳng hạn: - Giúp con phân chia thời gian để hoàn thành từng môn học. Khuyến khích bé tự phân thời gian dự định sẽ làm xong một môn. - Nếu bé biết sử dụng internet để tìm kiếm thông tin, phục vụ cho việc học, cha mẹ cần giám sát và hướng dẫn trực tiếp cho con. Bởi vì, không phải nguồn thông tin nào trên mạng cũng có ích cho bé. - Nếu muốn dạy con về chính tả, bạn có thể đọc một đoạn hội thoại để cho bé tập viết. Hoặc có thể đánh vần từng câu để bé viết. Sau đó, bạn kiểm tra và chữa lỗi cho con. - Muốn cùng bé chuẩn bị cho một kỳ thi, cha mẹ cần hướng dẫn con cách ôn tập. Hãy khuyến khích bé đặt câu hỏi và bạn cầm đáp án để trả lời; cùng con sáng tạo ra những bài kiểm tra hoặc gợi ý cho bé những chủ đề quan trọng… Nói với bé tầm quan trọng của bài kiểm tra, tránh lãng phí thời gian để ngồi chơi khi làm bài hoặc tốn nhiều thời gian vào câu hỏi khó. Với câu hỏi chưa có đáp án, bạn cần gợi ý cho con tạm thời bỏ qua, làm câu khác. Sau đó, sẽ quay lại làm câu khó. Ngoài ra, bé cần đọc kỹ yêu cầu của bài kiểm tra. Bạn có thể thử đưa cho con một bài kiểm tra mẫu và yêu cầu bé đọc đề bài (với những bé chưa đọc thạo thì cô giáo sẽ giúp bé hoàn thành công việc này). Sau khi bé đọc xong, hãy hỏi xem câu hỏi yêu cầu làm gì. Bạn cũng có thể gợi ý cho con cách chia nhỏ vấn đề và giải quyết từng phần một. Nếu bé không hiểu lời hướng dẫn, bạn hãy đọc to và phân tích cùng bé. Chú trọng đến những từ bé chưa hiểu và cố gắng giải thích để bé hiểu. Nếu ở trường, bé chưa hiểu đề bài kiểm tra, bạn hãy động viên con hỏi ngay với thầy cô giáo. 4 Trang bị dụng cụ học tập cho con Bé cần có đủ dụng cụ học tập như bút chì (bút mực), tẩy, sách, vở… Bạn có thể trao đổi với giáo viên, các bậc phụ huynh khác… để chọn mua dụng cụ học hợp lý cho bé. Động viên con kịp thời Bé cần được cha mẹ khuyến khích khi có ý thức học tập tốt. Đồng thời, bé cũng cần biết sự không hài lòng của cha mẹ nếu xao nhãng học hành. Tuy nhiên, nếu phê bình con, bạn cần đính kèm theo chỉ dẫn trực tiếp; chẳng hạn, thay vì quát: “Con viết chữ xấu thế” có thể nói: “Cô giáo sẽ không hiểu con viết gì nếu con viết thế này đâu”.

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Scroll to top